Chia sẻ cách sử dụng máy làm sữa hạt cực đơn giản

Máy làm sữa hạt là một sản phẩm đa chức năng không còn mấy xa lạ với nhiều người. Chỉ với máy làm sữa hạt bạn có thể nấu ra những loại sữa thơm ngon, bổ dưỡng cho đến xay nhuyễn thực phẩm, nấu súp hay hâm nóng món ăn. Nếu bạn còn đang bối rối không biết cách sử dụng máy làm sữa hạt như thế nào đúng thì hãy tham khảo ngay bài viết hướng dẫn của TULI nhé.

Tổng quan về máy làm sữa hạt

Từ lúc ra mắt trên thị trường cho đến nay, máy làm sữa hạt đã được mệnh danh là “trợ thủ làm bếp” vô cùng tiện lợi của chị em phụ nữ. Nhờ những công nghệ ưu việt tối tân nhất, máy làm sữa hạt không chỉ giúp bạn thực hiện các công đoạn nấu đậu, xay đậu, lọc bã mà còn có thể nấu cháo, nấu súp. Bên cạnh đó, cách sử dụng máy làm sữa hạt có thao tác rất đơn giản do đó đàn ông hay người lớn tuổi cũng có thể sử dụng được.

Tiêu chí chọn mua máy làm sữa hạt

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng máy làm sữa hạt như thế nào, bạn cần điểm qua những yếu tố dưới đây để lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp.

- Dung tích cối xay: Tùy theo số lượng cần nấu sữa hạt cho bao nhiêu người mà bạn lựa chọn dung tích cho phù hợp. Trung bình một người trưởng thành uống khoảng 500ml sữa mỗi ngày nên nếu để dùng cho gia đình mà chỉ chọn máy dành cho 1-2 người thì sẽ không đủ. Do đó, hiện trên thị trường đã cho ra nhiều dòng máy có đa dạng dung tích từ 1.2l, 1.3l, 1.7l đến 2l…

- Công suất của máy: Thông thường, bạn nên chọn máy làm sữa hạt có công suất lớn từ 800-1000W để giúp xay nhuyễn và mềm mịn hơn các loại hạt cứng như hạnh nhân hay óc chó.

- Lưỡi dao bên trong máy: Để có được ly sữa sánh mịn, thơm ngon thì bên cạnh việc quan tâm đến công suất của máy, lưỡi dao cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng sữa. Vì vậy, khi mua bạn nên ưu tiên hàng đầu các loại máy có lưỡi dao từ 6-8 cánh, cong 3 chiều, có khả năng xoay 360 độ.

- Lớp lót của máy: Đây là yếu tố rất quan trọng bởi chất liệu lớp lót bên trong máy có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Hiện nay chất liệu thường được sử dụng để làm lớp lót của máy là thép không gỉ hoặc nhựa. Thế nhưng, nhựa có thể chứa BPA là chất gây bệnh hen suyễn, ảnh hưởng khả năng sinh sản, thậm chí ung thư. Do đó, bạn nên chọn mua một số loại máy nấu sữa hạt có phần thân được làm bằng thủy tinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tạo nét trang trọng, hiện đại cho không gian bếp.

 

Hướng dẫn sử dụng máy làm sữa hạt

Bước 1: Bạn cần làm sạch và ngâm một lượng đậu vừa đủ từ 6 - 8 tiếng hoặc chọn chế độ hẹn giờ trên máy.

Bước 2: Đổ thêm lượng nước vừa đủ sao cho mực nước ngang bằng với vạch đã chỉ định. Sau đó ráp cối vào thân máy.

Bước 3: Xem Menu để chọn lựa chế độ phù hợp trong chương trình cài đặt sẵn: Sữa đậu nạnh, sữa hạt, cháo, chè, hầm,... Tùy thuộc vào mỗi Model máy sẽ có những Menu khác nhau giúp người dùng dễ dàng lựa chọn tuỳ theo nhu cầu cá nhân.

Ngoài ra, một số máy còn có các chức năng như tự rửa, làm sạch cối, hâm nóng/giữ ấm sữa trong máy nhờ vào các chương trình được cài đặt sẵn giúp cho người dùng dễ dàng vệ sinh, và tiết kiệm được thời gian khi chế biến.

 

Lưu ý khi sử dụng

1. Lắp máy đúng khớp, đậy chặt nắp máy

Để đảm bảo an toàn cũng như quá trình vận hành máy ổn định, đầu tiên bạn cần lắp đúng các khớp của máy trước khi cho hạt vào nấu. Tiếp đến đừng quên đậy chặt nắp máy để tránh gây trào trong quá trình nấu sữa.

2. Không ngâm cối, động cơ trong nước

Cối thủy tinh và đế động cơ tuyệt đối không ngâm trong nước vì chúng có phần tiếp xúc điện. Việc ngâm cối và động cơ sẽ tăng khả năng làm oxy hóa động cơ bên trong máy gây gỉ sét hư hỏng. Để vệ sinh cối, động cơ bạn chỉ nên dùng khăn thấm nước và lau sạch bề mặt máy.

3. Ngâm hạt cho mềm trước khi xay

Chất ức chế dinh dưỡng và các chất độc được tìm thấy trong các loại hạt ngũ cốc và hạt có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ bằng cách ngâm. Chính vì vậy trước khi đưa hạt đi nấu bạn cần ngâm hạt, thời gian ngâm hạt tốt nhất khoảng 6 - 8 tiếng.

Hoặc bạn có thể dùng tính năng hẹn giờ để điều chỉnh thời gian nấu mong muốn. Máy sẽ tự động xay nấu cho bạn mà không cần bạn phải mềm hạt.

4. Xử lý khi máy đang chạy bị mất điện

Trong quá trình nấu sữa, có thể bạn sẽ khó tránh được các vấn đề như mất điện. Nhiều người sẽ chọn cách bật lại chức năng nấu sữa khi có điện lại, tuy nhiên cách này sẽ làm khê cối, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tốt hơn hết khi mất điện bạn nên rút dây điện ra và sau đó trút sữa ra nồi để nấu thủ công.

5. Không nên cho đường, muối vào cối lúc xay

Nhiều chị em thường cho nhiều đường, muối vào cối lúc xay nấu để giúp điều vị cho sữa. Tuy nhiên việc này sẽ khiến cho cối dễ bị khê. Để tránh tình trạng trên, tốt nhất bạn nên cho đường, muối vào khi đã trút sữa ra khỏi máy. Hoặc nếu bạn muốn cho đường, muối vào cối lúc nấu, xay bạn cần hoà tan trước khi cho vào.

6. Không để lượng nước trong cối vượt quá ngưỡng quy định

Nếu để lượng nước trong cối vượt quá ngưỡng quy định của nhà sản xuất, sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng thực phẩm trong cối xay bị trào ra ngoài khi sôi. Điều này, vừa mất vệ sinh vừa gây nguy hiểm cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Do đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên lưu ý không để lượng nước trong cối (bao gồm nước từ thực phẩm và cả nước lọc) nhiều hơn dung tích cho phép của máy.

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng